TUYÊN TRUYỀN AN TOÀN GIAO THÔNG, PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, PHÒNG CHỐNG THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ
NĂM HỌC 2024-2025
Việc tuyên truyền về tác hại của thuốc lá điện tử, phòng chống bạo lực học đường cũng như việc chấp hành tốt luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông đến học sinh là một việc làm hết cả sức cần thiết, Với ý nghĩa đó hôm nay liên đội đã mời
Lãnh đạo địa phương xã
Anh Trần Minh Thông – Đảng ủy viên -Trưởng công an xã Tân Hiệp
Bà Trần Thụy Diễm Trang – Chủ tịch hội đồng đội xã Tân Hiệp.
Về phía nhà trường
Cô Nguyễn Thị Hòa – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể giáo viên Và gần 500 em học sinh cùng về dự và tham gia buổi tuyên truyền An toàn giao thông giáo dục các em về tác hại của thuốc lá điện tử, phòng chống bạo lực học đường cũng như việc chấp hành tốt luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông!
Nội dung 1: Thuốc lá điện tử chứa nicotine là chất gây nghiện, người sử dụng nó bắt buộc phải dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu, không dứt ra được. Nicotine trong thuốc lá điện tử gây hại cho sự phát triển não bộ ở trẻ em, gây suy giảm trí nhớ. Ngoài ra còn rất nhiều hệ lụy ảnh Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tiền bạc và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Thông qua buổi tuyên truyền giúp các em nhận biết cũng như tránh xa thuốc lá điện tử, không rủ rê lôi kéo hoặc tàng trữ.
Nội dung 2: Tất cả các nguyên nhân gây ra tai nạn, đều bắt nguồn từ ý thức của mỗi người khi tham gia giao thông. Nếu như ai cũng biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho những người lưu thông, thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc xảy ra. Riêng về phần HS chúng ta, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Liên đội và nhà trường tổ chức, để tuyên truyền luật giao thông cho gia đình và mọi người. Đặc biệt khi các bạn đã kí cam kết thực hiện ATGT, thì không nên thực hiện theo cách đối phó, mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình.
Nội dung 3: Bạo lực học đường: Khái niệm là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những lời nói hoặc hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm nhân phẩm, thân thể người khác gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học. Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp
CÁCH PHÒNG TRÁNH
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực (không gây bạo lực, cổ động, kích động, bao che cho hành vi bạo lực, nói không với phim ảnh, video bạo lực
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
– Tuyên truyền, giúp đỡ cho bạn bè, gia đình hiểu rõ về bạo lực học đường và cách phòng tránh..
Tích cực rèn luyện kĩ năng sống: kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người khác như: ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thày cô giáo.; tôn trọng nhân phẩm và thân thể của bản thân và bạn bè cũng như người khác, sống chân thành, thật thà và suy nghĩ tích cực…
– Khi có vấn đề về bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô hoặc với đối tượng khác nên chia sẻ cùng bạn bè, người thân và thầy cô để nhận được lời khuyên và giúp đỡ cần thiết kịp thời…
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG